Da của bé sơ sinh rất mỏng, nhạy cảm hơn và dễ bị khô hơn da người lớn. Và bé cũng không quá bẩn đến nỗi cần tắm hàng ngày. Bố mẹ chỉ cần tắm bé khoảng 3 lần một tuần là ổn.
1. KHÔNG TẮM BÉ HÀNG NGÀY
Da của bé sơ sinh rất mỏng, nhạy cảm hơn và dễ bị khô hơn da người lớn. Và bé cũng không quá bẩn đến nỗi cần tắm hàng ngày. Bố mẹ chỉ cần tắm bé khoảng 3 lần một tuần là ổn.
Tuy nhiên, bố mẹ nên chú ý để nhiệt độ phòng phù hợp (16-22 độ), mặc cho bé 1-2 lớp quần áo để bé không bị quá nóng, đổ mồ hôi, dẫn đến viêm da, ngứa ngáy. Hàng ngày nên lau cổ, nách bé để hạn chế sữa đọng ở cổ bé. Bố mẹ cũng nên chú ý chọn chất liệu quần áo thoáng mồ hôi, mềm mại với da bé nhé!
BẢO VỆ DA BÉ NGÀY HÈ VÀ NGÀY ĐÔNG
Vào những ngày hè nắng, nếu cho bé ra ngoài, chưa có quan điểm thống nhất về việc tắm nắng cho bé nên bố mẹ nên thận trọng, chỉ nên cho bé tắm nắng một khoảng thời gian ngắn lúc nắng nhẹ, không để mặt bé tiếp xúc trực tiếp với nắng. Nếu phải ở ngoài trời lâu, bố mẹ nên để bé chơi dưới tán râm, mặc quần áo dài và bôi kem chống nắng để bảo vệ da bé.
Bố mẹ nên tắm cho bé khoảng 3 lần 1 tuần thôi nhé
Vào mùa đông và hanh khô, da bé có thể bị khô, bố mẹ nên dùng sản phẩm sữa tắm dưỡng ẩm cho da và thoa kem dưỡng da cho bé để giữ da bé không bị khô nhé!
2. VỆ SINH, PHÒNG TRÁNH VÀ ĐIỀU TRỊ HĂM TÃ
Bố mẹ nên chú ý khi chọn tã, bỉm cho bé nhé
Để tránh hăm tã, bố mẹ nên chọn những loại tã không có màu nhuộm và mùi thơm, sẽ ít gây kích ứng da bé hơn. Bố mẹ nên thay tã thường xuyên khi đầy do bé tè/ ngay khi bé đi ị/ sau khoảng 4-6 tiếng buổi ngày. Mỗi lần thay tã không cần phải tắm nhưng nên dùng khăn ướt không chứa cồn, mùi thơm/ khăn xô vệ sinh sạch sẽ trước khi mặc lại bỉm. Thông thường bố mẹ không cần bôi kem chống hăm sau mỗi lần thay bỉm, chỉ cần bôi sau khi tắm là ổn.
Nếu bé bị hăm tã, bạn nên tạm thời dừng dùng bỉm, để thông thoáng, vệ sinh sạch sẽ và bôi kem chống hăm cho bé. Sau khi da bé trở lại bình thường, bạn có thể thử dùng lại loại tã cũ để xem phản ứng, nếu có dấu hiệu hăm, hãy đổi sang loại tã khác hoặc chuyển sang dùng tã vãi cho bé.
3. BỚT XANH/ BỚT MÔNG CỔ LÀ LÀNH TÍNH
Có nhiều quan điểm cho rằng tại mẹ bổ sung quá nhiều sắt khi mang bầu cho nên bé có những bớt xanh/ bớt Mông Cổ trên người. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, những bớt này không hề liên quan gì đến thói quen sinh hoạt, ăn uống của mẹ trong thời kì mang thai cả. Theo thống kê có khoảng 80% người Châu Á có bớt này trên người. Các bớt này hoàn toàn bình thường, lành tính, sẽ biến mất theo thời gian và không gây hại gì cả. ½ các trường hợp thì bớt sẽ biến mất trước khi trẻ tròn 1 tuổi, còn lại sẽ biến mất dần trong vài năm sau đó.
4. CHỌN SỮA TẮM, SẢN PHẨM CHĂM SÓC DA PHÙ HỢP CHO BÉ
5. PH TRUNG TÍNH
Độ PH của sản phẩm rất quan trọng bởi vì trong vài tuần đầu sau sinh, da bé sẽ chuyển từ gần PH trung tính đến axit nhẹ PH5.5. Trên da bé có một màng axit nhẹ giống như một hàng rào bảo vệ. Những sản phẩm tắm bé có độ PH gần với da bé sẽ không ảnh hưởng đến lớp bảo vệ này. Các sản phẩm có chữ “pH neutral” or “pH balanced” là sản phẩm phù hợp cho da bé.
6. KHÔNG CHỨA CỒN
Cồn thường được sử dụng trong các sản phẩm chăm sóc da của người lớn để làm nó khô nhanh và cảm giác nhẹ dịu trên da. Nhưng cồn rất khô và có thể gây hại cho da nên bạn chọn các sản phẩm cho bé không chứa cồn. Hãy nhìn trên nhãn mác sản phẩm không có chứa ETHANOL, ETHYL ALCOHOL hoặc ghi rõ Alcohol-free. Một số loại chất khác cũng là cồn như khác một chút, thường không làm khô da như CETEARYL ALCOHOL, CETOSTEARYL ALCOHOL hiếm khi gây hại cho da bé, chỉ trong một số trường hợp hiếm với các em bé da quá nhạy cảm có thể phản ứng lại.
7. KHÔNG KHÁNG KHUẨN
Cho dù bạn thấy bé bẩn đến mức nào sau khi đi ị, sản phẩm kháng khuẩn cũng không cần thiết. Bởi vì sữa tắm nhẹ dịu là đã đủ làm sạch rồi, những chất kháng khuẩn không nên có trong các sản phẩm dành cho trẻ sơ sinh.
8. ÍT/ KHÔNG MÙI THƠM
Nếu em bé nhà bạn có làn da khỏe mạnh thì sữa tắm mùi nhẹ nhàng hoặc không mùi đều được. Những sản phẩm sữa tắm mùi nhẹ, trung tính nếu dùng với lượng phù hợp thì ít khi gây nên phản ứng trên da của hầu hết trẻ.
Nếu da bé bị khô, bị chàm, bạn nên tránh những sản phẩm có mùi thơm. Chất tạo mùi thường có những chất kích thích thông thường, bao gồm cả những chất tự nhiên như dầu hoặc chiết xuất từ thực vật. Chất tạo mùi tự nhiên có thể nhẹ dịu nhưng không có nghĩa là an toàn hơn và có thể chưa được kiểm tra kĩ lưỡng. Vì vậy, các chuyên gia cho rằng bạn nên hạn chế những sản phẩm có mùi thơm.
9. THỬ SẢN PHẨM TRƯỚC KHI SỬ DỤNG
Với những sản phẩm bôi trực tiếp lên da bé như kem dưỡng ẩm, kem chống nắng, nếu bạn lo lắng thì có thể thử bôi trên tay hoặc chân bé trong vòng 24h trước khi sử dụng trực tiếp lên mặt. Nếu da bé đỏ lên, mẩn thì bạn nên dừng lại, không dùng sản phẩm đó.
(Nguồn tham khảo)